Hậu quả từ việc quá coi thường bằng cấp của bộ phận xã hội ngày nay

Hiện nay, có nhiều người cho rằng bằng cấp không thể đánh giá được năng lực làm việc của con người và đây chỉ là một hình thức chứng nhận nhất định mà thôi. Tuy nhiên, đây là nhận định sai lầm về tầm quan trọng của bằng cấp trong cuộc sống. Và bài viết dưới đây sẽ cho bạn thấy một số hậu quả từ việc quá coi thường bằng cấp.

Đối với cá nhân

Trong việc học

Với những người vẫn còn đi học, nhận thức được ý nghĩa của bằng cấp có thể là một động lực cho họ cố gắng và vươn lên trong học tập. Do đó, xem thường bằng cấp có thể làm giảm ý chí phấn đấu học hành, coi nhẹ việc học và không đặt toàn bộ nỗ lực của mình vào việc học. Hậu quả là, kết quả học tập sẽ bị sa sút và họ dễ nản lòng khi gặp khó khăn.

Khi phỏng vấn xin việc

Bằng cấp đối với giới trẻ là minh chứng cho kiến thức có được trong cả một quá trình dài. Thước đo năng lực này là một trong những công cụ hữu ích cho người trẻ khi đi xin việc. Đây cũng là tiêu chí mà các nhà tuyển dụng đặt ra khi tuyển dụng. Chính vì thế, đánh giá nhẹ tầm quan trọng của bằng cấp có thể hạn chế cơ hội trúng tuyển vào vị trí công việc mà bạn mong muốn.

Trong công việc

Nhiều người cho rằng, để thành công trong công việc chỉ cần có năng lực là đủ. Bằng cấp có hay không cũng không quan trọng. Quả thực bằng cấp cao không phải là tất cả. Nhưng nó lại quyết định đến chất lượng công việc cũng như mức lương cho vị trí của bạn. 

Theo bình chọn của tạp chí Forbes, 10 doanh nhân có mức lương cao nhất thế giới đều là những cử nhân, thạc sĩ của các trường đại học danh tiếng, thậm chí có người còn sở hữu hai bằng đại học khác nhau. Trong danh sách đó có các CEO của những tập đoàn hàng đầu thế giới như Sundar Pichai ( Giám đốc điều hành của Google), Michel T. Fries (Phó chủ tịch và CEO của Liberty Global),…

Sundar Pichai ( Giám đốc điều hành của Google)

Một người lãnh đạo giỏi là người có thể nhìn ra tầm quan trọng của bằng cấp từ đó đánh giá năng lực cũng như đào tạo nguồn nhân lực tốt nhất cho công ty, tổ chức của mình. Nếu một nhà quản lý đánh giá thấp vai trò của bằng cấp mà chỉ tập trung tìm kiếm người chỉ có kinh nghiệm cho các vị trí của công ty thì sẽ rất khó để công ty đó có thể phát triển mạnh được.

Đối với xã hội

Ảnh hưởng đến nền kinh tế

Yêu cầu về nguồn nhân lực có trình độ tri thức cao sẽ ngày càng phổ biến trong tương lai. Sự tồn tại của tư tưởng xem nhẹ vai trò trọng yếu của bằng cấp sẽ kìm hãm sự phát triển kinh tế của xã hội. Bởi các tri thức về công nghệ cao hay máy móc không phải là những điều có thể học được qua kinh nghiệm mà nó đòi hỏi cả một quá trình học tập, nghiên cứu lâu dài – mà tấm bằng chính là đại diện cho quá trình ấy. 

Ảnh hưởng đến đời sống xã hội

Ngoài ảnh hưởng đến lĩnh vực kinh tế. Việc quá coi thường bằng cấp còn có tác động mạnh đến đời sống xã hội. Việc xem thường bằng cấp nếu như trở nên phổ biến sẽ tạo nên một số hậu quả tiêu cực đối với một số ngành nghề liên quan đến giáo dục giảng dạy. Giáo dục ở các trường đại học, cao đẳng sẽ dần bị xem nhẹ vấn đề bỏ học, nợ môn,… Từ đó cũng tạo ra những thách thức cho các nhà giáo dục. 

Và đương nhiên, kéo theo sau đó là hàng loạt những tệ nạn xã hội như cờ bạc, ma túy, mại dâm,… Cùng với sự gia tăng tỷ lệ tội phạm vị thành niên do tình trạng học sinh, sinh viên bỏ học sớm và bị bạn bè rủ rê vào con đường xấu. Ngoài ra, tình trạng thất nghiệp tăng nhanh một cách đáng báo động. Việc này đang gây áp lực lên nguồn ngân sách an sinh xã hội chi trả cho BH thất nghiệp. Rõ ràng là, tư tưởng lệch lạc sẽ dẫn đến những hành vi tiêu cực cho cả xã hội. Cụ thể ở đây chính là việc coi thường bằng cấp ở một bộ phận xã hội hiện nay. 

Giải pháp khắc phục

  • Các bạn trẻ cần xác định rõ mục tiêu và định hướng tương lai của mình. Ngay lúc này cần cố gắng học tập, rèn luyện đạo đức tốt khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
  • Bộ phận giới trẻ cần loại bỏ những suy nghĩ sai lệch, coi thường vai trò của bằng cấp.
  • Các bậc cha mẹ nên giáo dục cho con em mình về thái độ đúng đắn. Tích cực về vai trò của bằng cấp trong việc học cũng như nghề nghiệp sau này của các em. 

Vậy là bài viết trên đây đã chỉ ra một số hậu quả của việc quá coi thường bằng cấp. Việc coi thường đối với cá nhân cũng như với xã hội nói chung. Mong rằng qua bài viết trên, người đọc -nhất là giới trẻ sẽ hiểu rõ được rằng bằng cấp là yếu tố cần thiết cho sự phát triển tất yếu của mỗi người và của toàn xã hội ngày nay.

5/5 - (95 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

LH thuê Web